Giới thiệu BM Cấy ghép nha khoa

Bộ môn đảm nhận giảng dạy cấy ghép nha khoa các đối tượng đào tạo gồm Sơ cấp: trợ thủ nha khoa, Đại học: sinh viên RHM 4, 5 và 6, Sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Bác sĩ Nội trú, Cao học, Nghiên cứu sinh.

Đào tạo liên tục: Giảng dạy lớp chứng chỉ Phẫu thuật cấy ghép Implant và Phục hình trên implant theo nhu cầu xã hội. Trong năm học 2023-2024, tổ chức được 2 lớp. Tổng số học viên tham dự lớp chứng chỉ cấy ghép nha khoa đến nay hơn 1200 học viên. Đã triển khai lớp chứng chỉ Cấy ghép Nha khoa nâng cao khóa 1 gồm 4 học phần: Can thiệp xoang hàm trong Cấy Ghép Nha Khoa; Gia tăng kích thước xương với kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) và ghép theo kỹ thuật Khoury; Implant tức thì và tải lực tức thì và Implant toàn hàm và phục hình cố định toàn hàm trên implant.

Xuất bản Giáo trình giảng dạy Đại học “Mô phỏng tiền lâm sàng Cấy ghép nha khoa” và Sách “Cấy ghép nha khoa” tái bản lần 2 được chọn làm giáo trình giảng dạy của Đại Học Y Dược TP HCM.

Tham gia xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo Thạc sĩ nghiên cứu, Thạc sĩ ứng dụng và chương trình Tiến sĩ và xây dựng đề cương chi tiết chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo Thạc sĩ nghiên cứu, Thạc sĩ ứng dụng và chương trình Tiến sĩ.

Tham gia giảng dạy theo chương trình đổi mới, chương trình đào tạo đại học của Khoa Răng Hàm Mặt: giảng dạy lý thuyêt và lâm sàng tích cực theo chuẩn năng lực.

Bộ môn đang hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh, 1 BS chuyên khoa II, 3 Thạc sĩ ứng dụng, 1 Thạc sĩ nghiên cứu, 8 Bác sĩ Nội trú, trong đó đã hoàn thành 1 luận văn chuyên khoa II, 4 luận văn Thạc sĩ và 3 BS Nội trú sẽ trình luận văn trong tháng 11.

Đăng 2 bài báo tạp chí trong nước.

Điều trị và phục vụ cộng đồng: điều trị cấy ghép implant trên bệnh nhân ở phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt.

Hoàn thành đầy đủ và đúng thời hạn chương trình khung giảng dạy, xác định thời lượng giảng dạy lý thuyết và thực hành cho các đối tượng đại học và sau đại học.